Cắt thắng lưỡi có giúp trẻ nói được?
Rất nhiều bậc phụ huynh có con dính thắng lưỡi bị chậm nói, nói ngọng hoặc có các rối loạn khác thắc mắc rằng: “Liệu cắt thắng lưỡi xong con có thể nói chuyện được hay không?”
Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần hiểu:
1. Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: “Trẻ chậm nói thường là do hai nguyên nhân: nguyên nhân về thực thể và nguyên nhân tâm lý.
Nguyên nhân thực thể là do trẻ có những vấn đề về cơ quan phát âm (tai, mũi, họng), cơ quan chỉ huy (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não, hoặc trẻ sinh non, trẻ chậm phát triển nói chung).
Nguyên nhân tâm lý là do gia đình hoặc quá cưng chiều, hoặc thiếu tương tác với trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Theo số liệu của bệnh viện Nhi đồng 2 thì số trẻ chậm nói do nguyên nhân tâm lý chiếm tới 70% tổng số trẻ đến điều trị.
2. Nguyên nhân nói ngọng
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng:
2.1. Nguyên nhân bẩm sinh
Do cấu tạo của đường phát âm bị dị dạng, lưỡi ngắn, đầy lưỡi, tổn thương miệng hay các bệnh lí bẩm sinh như khe hở môi vòm, mắc tật chẻ vòm dẫn đến tình trạng trẻ nói ngọng. Ngoài ra có thể do cấu tạo của thính giác khiến trẻ nghe kém, không nghe rõ, không nghe được vì vậy không đủ vốn từ để sử dụng hay sử dụng nhưng sử dụng sai lệch do nghe sai.
2.2. Các nguyên nhân khác
Khi còn nhỏ, cấu tạo của các cơ quan tham gia phát âm như lưỡi, lưỡi gà, hàm, môi, răng,… còn chưa được hoàn thiện. Vì vậy khi trẻ tập nói, hầu như sẽ bị nói ngọng, phát âm không rõ ràng, phát âm sai. Những biểu hiện này sẽ dần mất đi khi trẻ lớn lên bởi những cơ quan này đã được hoàn thiện hơn.
Ngậm núm vú giả thường xuyên cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến nói ngọng.
Thói quen sử dụng ngôn ngữ của người lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành ngôn từ của trẻ nhỏ. . Nếu những thành viên trong gia đình phát âm không chuẩn, nói ngọng thì trẻ có khả năng bị ảnh hưởng và bắt chước các lỗi phát âm này.
Trong thực tế, nhiều trẻ có thể nói ngọng tới 7-8 tuổi rồi tự hết nhưng việc nói không rõ các âm có thể ảnh hưởng nhiều đến việc học hành, giao tiếp, sự tự tin của trẻ. Trẻ em 2 tuổi ở thời điểm tập nói, nếu nói ngọng là hoàn toàn bình thường nhưng tới 4 tuổi vẫn chưa sửa được thì phải coi là bất thường, cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
Tùy từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị cho phù hợp. CV ANTL sẽ đánh giá các lỗi phát âm của trẻ và lên kế hoạch cụ thể hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ trẻ trong việc phát âm đúng.
3. Khi nào nên cắt thắng lưỡi
Thắng lưỡi được chỉ định cắt khi trẻ sơ sinh không bú được, có thể từ vài ngày tuổi.
Đối với trẻ lớn hơn thường là 3-4 tuổi, nếu trẻ khó khăn trong việc tạo các âm đầu lưỡi như âm /th/, /n/, /s(x)/, /l/ /t/, /d (đ)/, thì sẽ cân nhắc việc cắt thắng lưỡi.
Thắng lưỡi không phải nguyên nhân của việc trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn ngôn ngữ nên việc có nên cắt thắng lưỡi cho trẻ hay không, cần có chỉ của Bác sĩ Răng Hàm Mặt hoặc Tai Mũi Họng, trong trường hợp cắt vì mục tiêu phát âm thì cần có sự kết hợp của Chuyên viên Âm ngữ trị liệu.
Mọi chi tiết về can thiệp cho trẻ chậm nói xin liên hệ qua số điện thoại 0906614086, địa chỉ 405/35 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh hoặc 0909548394, địa chỉ: 87 đường số 28 khu Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, Tp. HCM
Bài viết liên quan
- Trẻ chậm nói bao lâu thì cần can thiệp âm ngữ trị liệu?
- TUYỂN SINH CAN THIỆP CÁ NHÂN THEO GIỜ
- LỢI ÍCH CỦA TẬP YOGA VỚI TRẺ NHỎ
- TẾT TRUNG THU
- Hoạt động trải nghiệm: Trồng cây
- Hoa Cúc Trắng Bình Lợi – Bình Thạnh
- Tuyển sinh T7/2022
- Ngày 1.6 của các con ở Hoa Cúc Trắng (2)
- Ngày 1.6 của các con ở Hoa Cúc Trắng (1)
- Giao tiếp
- Vận động tinh
- Vận động thô
- Học phí
- Can thiệp nhóm
- Rối loạn giao tiếp Xã Hội của trẻ em
- Chứng khó đọc
- Can thiệp cá nhân là gì?
- Làm sao để chọn cơ sở can thiệp cho trẻ chậm nói, tự kỷ hiệu quả
- Vai trò của cha mẹ trong việc chuẩn bị cho con vào lớp 1
- Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1