0909 548 394

0906 614 086

Rối loạn giao tiếp Xã Hội của trẻ em

Thiếu hụt khả năng giao tiếp gây ra những hạn chế mang tính chức năng. Trẻ bị gặp trở ngại trong việc giao tiếp hiệu quả, tham gia các hoạt động xã hội, các mối quan hệ; ảnh hưởng đến thành tích học tập, và kết quả hoạt động của cá nhân hoặc đồng đội được gọi là rối loạn giao tiếp xã hội. Rối loạn giao tiếp xã hội là một trong những rối loạn thường gặp nhất ở trẻ em.

<  Rối loạn giao tiếp xã hội >

         •Rối loạn giao tiếp xã hội được biểu hiện thông qua những trở ngại trong việc sử dụng các kỹ năng giao

 tiếp và ngôn ngữ  xã hội (còn được gọi là giao tiếp thực dụng). Một đứa trẻ hay thiếu niên bị rối loạn này sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ các quy tắc giao tiếp xã hội thông thường (bao gồm lời nói và ngôn ngữ cơ

 thể), tuân theo các quy tắc chung khi kể chuyện hoặc đối thoại (người này nói xong đến lượt người kia nói), đồng thời cũng gặp khó khăn trong việc thay đổi ngôn ngữ để phù hợp với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của người nghe.

-Tình trạng này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc đối thoại và cư xử với người khác, và thậm chí có thể ảnh hưởng đến thành tích học tập trẻ.

Mỗi trẻ có thể có những biểu hiện khác nhau, nhưng đây là những dấu hiệu phổ biến nhất:

+Không nói gì.

+Vốn từ rất hạn chế so với các bạn cùng lứa tuổi.

+Khó hiểu được cả những chỉ dẫn đơn giản, khó đọc tên đồ vật.

Những triệu chứng bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn phát triển sớm của trẻ

Trẻ liên tục gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, được biểu hiện qua tất cả những điều sau:

  • Chậm phát triển ngôn ngữ

  • Rối loạn ngôn ngữ (tương tự như rối loạn mất ngôn ngữ mắc phải) như tạm dừng tìm kiếm từ, biệt ngữ, lỗi trật tự từ, lỗi loại từ, lỗi thì động từ .
  • Nói lắp hoặc nói lộn xộn
  • Lặp lại các từ hoặc cụm từ
  • Có xu hướng cụ thể hoặc thích sự thật hơn là những câu chuyện

          Khó khăn với:

  • Đại từ hoặc đảo ngược đại từ
  • Hiểu câu hỏi
  • Hiểu lựa chọn và đưa ra quyết định
  • Theo dõi các cuộc trò chuyện hoặc câu chuyện (các cuộc trò chuyện “lạc đề” hoặc “phiến diện”)
  • Trích xuất các điểm chính từ một cuộc trò chuyện hoặc câu chuyện; họ có xu hướng bị lạc vào các chi tiết
  • Thì của động từ
  • Giải thích hoặc mô tả một sự kiện
  • Hiểu châm biếm hoặc truyện cười và các dấu hiệu theo ngữ cảnh
  • Đọc hiểu
  • Đọc ngôn ngữ cơ thể
  • Tạo dựng và duy trì tình bạn và các mối quan hệ vì chậm phát triển ngôn ngữ
  • Phân biệt các nhận xét xúc phạm

Khó khăn dai dẳng trong việc sử dụng xã hội của giao tiếp bằng lời nói và không giao tiếp bằng lời được biểu hiện bằng những điều sau đây:

  • Hạn chế trong việc dùng khả năng giao tiếp của mình cho các mục đích xã hội, như:

+ Chào hỏi

+ Chia sẻ thông tin để phù hợp với bối cảnh xã hội.

+ Diễn đạt ý muốn

  • Trở ngại trong việc thay đổi cách giao tiếp để phù hợp với tình huống hoặc nhu cầu của người nghe.

Chẳng hạn trẻ sẽ không nhận thức được nói chuyện ở ngoài sân chơi sẽ khác với nói chuyện trong lớp học.

  • Gặp khó khăn trong việc tuân theo quy tắc về đối thoại và kể chuyện.

Chẳng hạn như thay đổi vai trò nghe – nói khi đối thoại, giải thích lại khi gặp hiểu lầm, cách sử dụng các ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình thể để điều chỉnh sự tương tác.

  • Khó khăn trong việc hiểu những thứ không được diễn đạt rõ ràng .

Ví dụ như những thứ được yêu cầu phải có khả năng suy luận, nghĩa bóng hoặc ý nghĩa mơ hồ của ngôn ngữ mà chỉ có thể giải thích khi có ngữ cảnh cụ thể (ví dụ như thành ngữ, chuyện cười, ẩn dụ, từ nhiều nghĩa).

  • Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn giao tiếp:

Rối loạn giao tiếp có thể là một rối loạn phát triển, nhưng cũng có thể do:

Các vấn đề về thể chất, như vấn đề trong phát triển não bộ.

Mẹ bị nhiễm các chất độc hại trong quá trình mang thai, như chì hay ma túy.

Các vấn đề về gen.

Biện pháp điều trị khi trẻ mắc chứng rối loạn giao tiếp ngôn ngữ:

Để giao tiếp một cách hiệu quả, trẻ phải làm chủ được ngôn ngữ, tức là phải có khả năng hiểu đúng, biết cách sử dụng đúng từ ngữ để diễn đạt ý và có cách nói đúng.

TT Hoa Cúc Trắng là nơi có chuyên viên được đào tạo về âm ngữ trị liệu, chuyên can thiệp cho trẻ gặp khó khăn về đọc viết và giao tiếp. Mọi thắc mắc hãy liên hệ cho chúng tôi qua số điện thoại 0906614086 hoặc địa chỉ 045/35 Xô Viết Nghệ Tính, P24, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

 

 


Bài viết liên quan